Trang chủ

Máy phát điện

Denyo

Cummins

Doosan

Mitsubishi

Kubota

Komatsu

Perkins

Isuzu

Kohler

Yanmar

Hino

Baudouin

Liên hệ

Hz là gì?

3.0/5 (2 votes)

Hz viết tắt của Hertz hay còn gọi là Héc là đơn vị đo tần số. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị này là Hz đặt tên theo nhà vật lý Đức, Heinrich Rudolf Hertz. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn Hz là gì? Tần số là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Hz là gì?

1. Tần số là gì?

Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian. Để tính tần số, ta chọn một khoảng thời gian, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng trong thời gian ấy, rồi chia số này cho khoảng thời gian đã chọn. Như vậy đơn vị đo tần số là nghịch đảo đơn vị đo thời gian.

Đơn vị đo tần số là Hz đặt tên theo nhà vật lý Đức, Heinrich Rudolf Hertz, ông là người đầu tiên phát sóng và nhận sóng radio. 

1 Hz cho biết tần số lặp lại của sự việc đúng bằng 1 lần trong mỗi giây:

1 Hz = 1 / s


Tần số thường được sử dụng để mô tả hoạt động thiết bị điện. Dưới đây là một số dải tần suất phổ biến:

  • Tần số dòng điện (thường là 50 Hz hoặc 60 Hz).
  • Các ổ đĩa biến tần, thường sử dụng tần số sóng mang 1-20 kilo hertz (kHz).

1.1 Tần số quét là gì?

Tần số quét có thể được hiểu là tốc độ hiển thị hình ảnh trên giây. Tần số quét càng cao cho ra chất lượng hình ảnh chân thực, mịn, mượt mà và sắc nét hơn.

1.2 Tần số quét màn hình là gì?

Tần số quét của một màn hình có nghĩa là lượng khung hình có thể chạy trong vòng một giây. 

Các đoạn phim trên màn hình chúng ta hay xem sẽ được phát thông qua việc lật khung hình. Lượng khung hình được lật càng nhiều và càng nhanh sẽ giúp cho chất lượng video được tốt hơn, cũng như các chuyển động trong video cũng sẽ mượt mà hơn rất nhiều. 

Giả sử chúng ta thường có các loại tần số quét màn hình như 60Hz, 120Hz, 144Hz,…điều này có nghĩa là các loại màn hình này sẽ có số khung hình chạy lần lượt là 60, 120, 144,…trên một giây.

2. Các loại tần số thường gặp

Hiện nay tần số được ứng dụng khá phổ biến. Đây chính là một tham số quan trọng được sử dụng trong khoa học và kỹ thuật để xác định tốc độ dao động và hiện tượng rung, chẳng hạn như rung động cơ học, tín hiệu âm thanh, sóng vô tuyến và ánh sáng. 


Một số tần số mà chúng ta thường hay nghe nhắc đến đó là:

2.1 Tần số 39hz

Mọi người sẽ không nghe thấy tất cả âm thanh. Tần số âm thanh mà con người bình thường nghe được giao động từ 20 - 20.000 Hz.

Trong đó :

- Tần số dưới 20Hz con người có thể cảm nhận được cho dù không thể nghe được. Đây gọi là tần số hạ âm.

- Tần số trên 20.000Hz được gọi là siêu âm. Con người có thể cảm giác được bước sóng của siêu âm khi phát ra nhưng không nghe thấy được. 

- Tần số con người nghe được từ 20-20.000Hz gọi là ngưỡng nghe. Hầu như tất cả mọi người đều có thể nghe được các âm thanh trong ngưỡng nghe này. 

>>> Như vậy, tần số 39 Hz là tần số nằm trong khoảng tần số âm thanh mà con

người có thể nghe thấy được.

2.2  Tần số 50hz 

Tần số 50Hz tức là cứ 1/50 giây thì dòng điện sẽ quay vể trạng thái trước đó. Điều đó có nghĩa rằng trong 1 giây sẽ có 50 lần lặp lại của dòng điện.

2.3 Tần số 60hz

Tương tự như tần số 50 Hz thì tần số 60Hz là sự lặp lại của dòng điện với chu kỳ 60 lần trên một giây. Có nghĩa là cứ 1/60 giây thì dòng điện quay vể trạng thái trước đó. 

Sự khác biệt rõ rệt nhất của dòng điện có tần số 50Hz và 60Hz chính là 60Hz có sự lặp lại nhanh hơn 50Hz. Điều đó có nghĩa là các thiết bị sử dụng tần số 60Hz có sự cách điện tốt hơn so với 50Hz.

3. Cách tính tần số dòng điện

Các thiết bị điện gia dụng hiện nay như nồi cơm, tivi, tủ lạnh, bàn ủi, máy giặt, máy lạnh,… đều thường để thông số trên thiết bị là 220V - 60Hz hay 220V - 50HZ. Tại Việt nam, mạng lưới điện sử dụng dân dụng sẽ có tần số là 50Hz. 


a) Tần số dòng điện là gì?

- Tần số dòng điện 1 chiều:

Biên độ của dòng điện một chiều theo nghiên cứu thì chúng sẽ có một đường thẳng có cường độ không thay đổi theo thời gian và đi theo một hướng nhất định nào đó. 

Và chính vì thế mà tần số của dòng điện một chiều sẽ có giá trị là 0. Các ứng dụng cụ thể của dòng điện một chiều như ắc quy, pin dùng để khởi động ô tô, chiếu sáng, các thiết bị lập trình tín hiệu trong công nghiệp,…

- Tần số dòng điện xoay chiều:

Biên độ của dòng điện xoay chiều sẽ có hình dáng là một hình sin di chuyển đối xứng với nhau với nửa chu kì dương và nữa chu kì âm. Và chính vì chúng di chuyển theo dạng hình sin nên chúng ta sẽ có tần số dòng điện xoay chiều là khác 0. 

Cụ thể thì ở Việt Nam sẽ có 2 dạng tần số dòng điện chính là 50Hz và 60Hz. Tương tự thì với tần số dòng điện 60Hz, khoảng thời gian là 1/60s thì dòng điện sẽ quay về trạng thái ban đầu của nó, và nói một cách khác thì trong một giây dòng điện sẽ được lập lại khoảng 60 lần.

b) Tần số dòng điện được tính như thế nào?

- Tính tần số dựa vào bước sóng

Tần số sẽ được tính như sau khi biết trước bước sóng và vận tốc dao động

f = V / λ

- Trong đó

V : vận tốc sóng

 f :  tần số 

λ:  bước sóng.

- Tính tần số dựa trên thời gian hoặc chu kì

Tần số và thời gian là hai đại lượng cần để hoàn thành một dao động sóng và chúng tỉ lệ nghịch với nhau . Vậy công thức tần số khi biết thời gian hoàn thành dao động là: 

f = 1 / T[2]

Trong đó, f là tần số và T là chu kỳ thời gian hay lượng thời gian cần để chúng hoàn thành một dao động.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Hz là gì? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem thêm avr máy phát điện là gì?

Mọi chi tiết liên hệ: 

Công ty TNHH Năng lượng Hiệp Phát 

Hotline: 0933595626

Địa chỉ VP: 88/14/7 Đường số 6 phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức TP. HCM.